Vết đốt của côn trùng

nhan-dang-vet-con-trung-can

con-trung-dot-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri

Bị côn trùng đốt hay cắn là tình trạng chung ở mọi người. Tùy vào loài côn trùng mà vết đốt của chúng gây ra những biến chứng khác nhau. Bị muỗi đốt hay kiến cắn đơn giản chỉ gây ra vết thương trong vài giờ. Tuy nhiên nếu bị ong bắp cày, kiến lửa hoặc kiến ba khoan tấn công thì vết đốt sẽ nghiêm trọng hơn. Cùng tìm hiểu về vết đốt của côn trùng, dấu hiệu nhận biết, triệu chứng và cách điều trị.

VẾT ĐỐT CỦA TRÙNG ĐỐT VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Việt Nam là quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú và đa dạng, trong đó có côn trùng. Cũng vì thế, côn trùng đốt là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, con người dễ gặp những hệ lụy về sức khỏe do vết đốt của chúng gây ra.

Khi côn trùng đốt, chúng tiêm nước bọt vào khiến cho máu chảy mà không đông được. Đó là phản ứng miễn dịch đối với nước bọt của chúng mà có thể gây kích ứng.

Tùy vào loài côn trùng và cơ địa người bị đốt mà cơ thể có những phản ứng khác nhau. Côn trùng cắn và đốt có thể chia thành 2 nhóm:

  • Độc: ong bắp cày, ong bò vẽ, kiến lửa
  • Không độc: muỗi, bọ chét, ve, chấy, ghẻ, rập, sâu bướm

Trên cơ địa không bị dị ứng thì những trường hợp bị côn trùng đốt chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ như sưng nề đỏ, ngứa, đau ở nơi bị đốt và sẽ tự biến mất sau vài giờ hoặc trong vòng 24 giờ. Trên cơ địa dị ứng thì vết đốt của côn trùng có thể gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân như nổi mề đay, sưng phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, nặng hơn có thể bị sốc phản vệ, đe dọa tính mạng rất nguy hiểm.

Ở nhiều nơi trên thế giới, côn trùng đốt và truyền các các bệnh dịch nguy hiểm như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da, vi rút West Nile và bệnh viêm não.

nhan-dang-vet-con-trung-can
Vết đốt của từng loài côn trùng

Vết đốt của côn trùng có nguy hiểm không ?

Khi bị côn trùng đốt chúng ta sẽ có cảm giác khó chịu, tuy nhiên, hầu hết các vết côn trùng đốt là vô hại. Nhóm côn trùng gây độc chúng tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn. Trong khi côn trùng không độc cắn da để hút máu, thường gây ngứa dữ dội. Côn trùng cũng có thể lây lan bệnh.

Vết đốt và chích của côn trùng có thể gây ra phản ứng da ngay lập tức. Các vết đốt từ ong bắp cày, kiến lửa và ong bầu, thường gây đau đớn nhất. Vết đốt do muỗi, bọ chét, ve gây ngứa hơn là đau đớn.

Triệu chứng thường gặp khi bị côn trùng đốt

  • Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp khi bị côn trùng đốt là đau đớn, ngứa ran, tê, bỏng, ngứa, sưng, đỏ. Triệu chứng của tình trạng này phụ thuộc vào vết đốt hoặc vết chích.

Các triệu chứng khi bị côn trùng đốt sẽ lành lặn trở lại trong vòng 24 giờ. Đôi khi, chúng có thể kéo dài lâu hơn (khi bị kiến ba khoan đốt hoặc ong bắp cày). Một số người sẽ có tình trạng sốc phản vệ khi bị côn trùng đốt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng này có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng của sốc phản vệ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể con người, bao gồm: khó thở, khó nuốt; tức ngực; phát ban hoặc đỏ da; mặt hay miệng sưng; ngất xỉu hoặc choáng váng; đau bụng hoặc nôn.

Tùy vào vết đốt và tình trạng cơ thể mà bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ câu hỏi nào về các dấu hiệu của bệnh.

Cách tránh bị côn trùng đốt

Tất nhiên trong chúng ta chẳng ai muốn bị làm mục tiêu của côn trùng (như muỗi, ong hoặc kiến, vv…). Tuy nhiên, có vài cách đơn giản để hạn chế bị côn trùng đốt:

Muỗi

  • Mắc màn trước khi ngủ
  • Dọn dẹp môi trường xung quanh sạch sẽ, không rác thải, không nước đọng
  • Tiến hành phun thuốc diệt muỗi định kỳ
  • Mặc trang phục sáng màu
  • Không để nhiều vùng da bị hở

Ong

  • Tránh chọc giận tổ ong
  • Hạn chế đinh vào khu vực ong sinh sống
  • Mặc quần áo dài tay, mũ bảo hộ khi làm việc gần tổ ong

Kiến ba khoan, kiến lửa

  • Hạn chế mở cửa sổ để tránh kiến bay vào
  • Thực phẩm ngọt sẽ thu hút kiến nếu bạn không cho vào tủ lạnh

Rệp giường

  • Kiểm tra đồ đạc trước khi mang vào nhà
  • Hạn chế ở khách sạn, nhà nghỉ khi đi công tác
  • Hạn chế đến rạp chiếu phim

Ve, bọ chét

  • Hạn chế để vật nuôi chơi gần bãi cỏ, lùm cây
  • Đưa đi thú y để điều trị kịp thời khi phát hiện

Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu dịch vụ của một công ty diệt côn trùng để được phục vụ tốt hơn. Bởi họ có phương pháp chuyên nghiệp để tiêu diệt các loài gây hại, hạn chế bị côn trùng đốt.

Làm gì khi bị côn trùng đốt ?

Trong những trường hợp sau đây, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

  • Bạn có cảm giác bất an về vết đốt hoặc chích
  • Các triệu chứng không có dấu hiệu chuyển biến tốt trong vòng một vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vết đốt nằm ở vị trí miệng, cổ họng hoặc gần mắt.
  • Vùng quanh vết đốt (bán kính 8cm hoặc hơn) bị sưng đỏ.
  • Vết thương bị nhiễm trùng có mủ, hoặc cảm thấy vết thương gây đau nhức nhiều.
  • Gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện: ngất, khó thở, mặt hoặc miệng hoặc cổ họng bị sưng, nôn, tim đập nhanh, chóng mặt.

Nguyên nhân bị côn trùng đốt

  • Nguyên nhân nào khiến bạn bị côn trùng tấn công?

Mặc dù không gây thương tích nặng nhưng vết cắn của côn trùng có thể gây phản ứng nghiêm trọng cho những người bị dị ứng. Ong chích có thể gây tử cao hơn 3-4 lần so với rắn cắn. Các loài côn trùng có vết đốt nguy hiểm như: ong áo vàng, ong bắp cày, ong vò vẽ, ong mật, kiến lửa, kiến ba khoan. Những loài côn trùng đốt và hút máu bao gồm: rệp, bọ chét, ruồi (ruồi đen, ruồi cát, ruồi nai, ruồi ngựa), chí, muỗi, nhện, bọ ve.

Bị côn trùng đốt có thể do khu vực nơi bạn sinh sống nhiều côn trùng hoặc bạn đi vào những nơi hoạt động của côn trùng. Tuy nhiên, chỉ một số loài tấn công bạn khi chúng cảm thấy bị đe dọa như ong hoặc kiến.

Đối tượng nào dễ bị côn trùng đốt ?

Tất cả mọi người đều có thể bị ảnh hưởng do vết đốt của côn trùng. Chúng ta có thể kiểm soát bệnh này bằng cách hạn chế các nguy cơ tiếp xúc với chúng. Cần tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn rõ ràng.

Yếu tố nào làm tăng khả năng bị côn trùng đốt ?

Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ bị côn trùng đốt như: trang phục tối màu, dùng bữa ngoài trời, tiếp cận tổ của côn trùng, mùi nước hoa, đi dã ngoại, hoạt động ngoài trời.

dieu-tri-vet-con-trung-dot

CÁCH CHỮA VẾT ĐỐT CÔN TRÙNG

Khi bị côn trùng gây ra vết đốt, cách tốt nhất và hiệu quả nhất là bạn cần đến gặp bác sĩ để được chữa trị vì những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ.

Các phương pháp chẩn đoán tình trạng vết đốt

Nếu bạn đã xác định được loài côn trùng nào đốt thì việc chẩn đoán khá dễ dàng. Nhưng thỉnh thoảng một vết chích hay đốt xuất hiện bất ngờ khiến bạn bối rối. Những vết đốt trên cơ thể từ các loài côn trùng không rõ sẽ cản trở việc chẩn đoán và điều trị. May mắn thay, bác sĩ sẽ xác định loài côn trùng dựa vào kích thước và vị trí của vết đốt.

Khi bạn bị côn trùng đốt thì không cần thiết phải xét nghiệm để chẩn đoán vết đốt của ong hoặc côn trùng đốt mà bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và khám sức khỏe của bạn. Bác sĩ chỉ xét nghiệm nếu côn trùng được tìm thấy dính trên da của bạn, để kiểm tra xem liệu chúng có bị bệnh. Nói về xét nghiệm chẩn đoán thì có một số ví dụ sau đây:

  • Xét nghiệm dị ứng nọc côn trùng: cách xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đo lường phản ứng với nọc độc côn trùng của người bệnh. Bác sĩ sẽ tiêm vào da một liều nhỏ nọc độc côn trùng khác và kiểm tra kích thước vết phản ứng.
  • Xét nghiệm bệnh Lyme: Khi lấy con ve ra khỏi da thì bác sĩ sẽ kiểm tra xem nó có phải là loài Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme không.

Mẹo trị vết thương do côn trùng đốt tự nhiên

Hầu hết các vết đốt mà côn trùng gây ra đều phản ứng nhẹ với các triệu chứng có thể kiểm soát và điều trị dễ dàng. Chính vì thế, trong thực tế, điều trị tại nhà là là đủ để cải thiện tình trạng vết thương. Hoặc sử dụng các hương liệu tự nhiên để điều trị cho vết côn trùng đốt:

    • Chanh: cắt chanh làm đôi thoa lên vết côn trùng đốt hoặc nhỏ nước cốt lên chỗ bị sưng.
    • Tỏi: thái nhỏ sau đó nghiền nát tỏi. Đắp lên chỗ bị đốt để làm dịu cơn đau hoặc ngứa
    • Lô hội: cắt nhỏ cây lô hội để lấy dịch nhờn bên trong. Cho vào tủ lạnh 30 phút sau đó đắp lên da.

Nếu bị vết đốt của kiến ba khoan hoặc vết đốt của ong bắp cày thì phải đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Điều trị vết đốt của côn trùng bằng y tế

Dùng thuốc kháng sinh để ức chế sự phát triển của vết thương cũng là phương pháp hiệu quả. Trong các trường hơp, bạn hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:

  1. Vết phồng rộp: Bạn có thể lấy băng dính để có thể bảo vệ khu vực phồng giộp. Vết phồng giộp có thê bị nhiễm trùng khi bị vỡ. Vì thế, bạn không được làm vỡ vết phồng do côn trùng đốt. Bóng nước gây đau khi bị vỡ và sẽ làm lớp da nhạy cảm bên dưới bị lộ ra..
  2. Phản ứng tại chỗ (lớn): Đối với tình trạng này, bạn có thể điều trị bằng thuốc kháng histamin đường uống hoặc thuốc giảm đau đường uống. Toa thuốc steroid đường uống ngắn ngày có thể được sử dụng nếu bạn bị sưng cục bộ nghiêm trọng.
  3. Phản ứng tại chỗ (nhỏ): Da có thể bị tổn thương và vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong dẫn đến nhiễm trùng, do đó, khi vết đốt làm bạn bị ngứa thì bạn cần tránh hành động là gãi. Bạn nên tránh việc sử dụng kem bôi hoặc thuốc mỡ lên vùng da có bóng nước bị vỡ. Trong các vùng vết cắn có thể được điều trị bằng gạc lạnh và/hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, paracetamol hoặc ibuprofen. Kem bôi chứa steroid, kem gây tê hoặc thuốc kháng histamin cũng giúp làm dịu cơn đau của vết đốt.
  4. Mề đay toàn thể hóa: Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamin đường uống và corticosteroid đường uống, chẳng hạn như prednisolone, để điều trị các khu vực ảnh hưởng nếu xuất hiện các sẩn ngứa nhỏ hoặc tổn thương trên hoặc gần chỗ đốt. Hãy tìm gặp bác sĩ khi triệu chứng có diễn biến xấu.

Trong cuộc sống thường ngày, bị côn trùng cắn hoặc đốt là điều bạn không thể không gặp phải. Nếu không muốn bị ông đốt thì bạn phải tránh xa và không được chọc phá tổ của con ong. Nếu trên cơ thể có biểu hiện dị ứng như mẩn đỏ kéo dài, nổi mề đay toàn thân, khó thở hoặc có tiền sử dị ứng với vết cắn của một loại côn trùng thì bạn cần phải đến trung tâm y tế để kịp thời chữa trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần nhập viện nếu bị nhiều vết cắn đốt của côn trùng (như bị tổ ong đốt) để theo dõi triệu chứng ngộ độc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *