Chuột lây truyền những bệnh gì và thông qua con đường nào

chuot-lay-benh-gi-truyen-benh-nhu-the-nao
Chuột và những nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh

Chuột là nguồn gốc của một số bệnh dịch tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Chúng xâm nhập vào khu vực thành thị và nông thôn với sự hung dữ và phá hoại. Một khi chuột đã hoành hành trong nhà bạn, có thể khá khó khăn để ngăn chặn chúng. Bởi vì chuột sinh sản với tốc độ đáng báo động, do đó cần có biện pháp ngăn chặn để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh.

Là một nhà nghiên cứu côn trùng và động vật gây hại, công việc của tôi là tìm hiểu loài chuột lây bệnh gì và truyền bệnh như thế nào. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày chi tiết về những nguy hiểm và những mầm bệnh từ chuột.

Cho đến nay, chuột được biết là đã mang đến 35 mầm bệnh trong cơ thể. Chỉ nhìn vào con số này, đủ để tất cả chúng ta đều phải lo lắng. Chuột chạy quanh nhà, gieo rắc mầm móng gây hại có trong chất thải cộng với sự hỗ trợ của đối tác của chúng là bọ chét, mang những bệnh truyền nhiễm đến con người nhanh hơn. Hiểu về cách chuột truyền bệnh giúp chúng ta nâng cao nhận thức để có những phương án phù hợp.

Chuột truyền bệnh qua con đường nào ?

Những gì bạn chưa biết về chuột như chúng truyền bệnh như thế nào hoặc lây qua đường nào thì chúng tôi sẽ giải đáp tất cả tại đây. Loài gặm nhấm này có thể truyền bệnh thông qua nhiều cách khác nhau như chất thải của chúng, lông hoặc nước bọt hoặc thậm chí vết cắn của chúng.

1. Phân và nước tiểu

Các vi rút và mầm bệnh mà chuột truyền nhiễm thường có trong phân của chúng. Nhiễm trùng xảy ra khi bạn tiếp xúc với phân của loài gậm nhấm này. Điều này có thể thông qua việc tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc do tiếp xúc vật lý tình cờ với chúng. Bụi cũng có thể góp phần vào sự lây lan của bệnh vì nó cũng có khả năng chứa các hạt phân và nước tiểu của chuột.

Bên cạnh đó, chuột sống và ẩn nấp trong không gian rất nóng. Chúng di chuyển bên trong các bức tường, các đường ống, trần nhà, la phông, nhà kho. Điều này dẫn đến việc chúng phát tán phân và nước tiểu tại những khu vực đó. Nếu bạn thường xuyên dọn dẹp nhà cửa thì nên cẩn thận, mang bao tay và đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi có phân và nước tiểu của chúng.

2. Chạm và lông chuột

Một số bệnh và vi-rút lây sang người do tiếp xúc trực tiếp với chuột. Điều này có thể vô tình xảy ra vào ban đêm khi bạn đi xuống bếp tìm thứ gì đó để bỏ bụng. Ngoài ra, dọn dẹp trong nhà kho hoặc dưới tầng hầm cũng có khả năng trạm chán với chuột. Ngoài ra, phải cực kỳ cẩn thận trong khi xử lý xác chuột chết, mặc đồ bảo hộ để xử lý vấn đề này.

3. Tiếp xúc với nước bọt của chúng

Không phải bạn cứ hôn một con chuột là tiếp xúc với nước bọt của chúng, chuột để lại nước bọt trong thức ăn của bạn. Điều quan trọng là phải bảo quản đồ ăn trong ngăn kín hoặc tủ lạnh để tránh bị chuột cắn. Loại bỏ các thực phẩm bị chuột cắn như trái cây hoặc hải sản (mực, cá khô) hoặc bột mì, gạo và không nên giữ lại để dùng.

4. Bị chuột cắn

Chuột hiếm khi cắn người, nhưng cũng có thể xảy ra một khi chúng không còn lựa chọn khác. Bị chuột cắn là cách nhanh nhất bị nhiễm vi rút lây bệnh khi nước bọt của chúng xâm nhập vào máu của bạn. Do đó, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra vết cắn của chuột và chẩn đoán tình trạng nhằm xử lý kịp thời.

Các bệnh lây truyền từ chuột

Có rất nhiều bệnh được lây lan từ chuột sang người. Tuy nhiên, không phải các bệnh này có nguồn gốc từ chuột, chúng chỉ là trung gian truyền bệnh. Dưới đây là một số bệnh phổ biến cực kỳ nguy hiểm mà loài gặm nhấm này truyền nhiễm sang người.

1. Dịch hạch

Bệnh dịch hạch được biết đến là một đại dịch trong lịch sử, gây cái chết cho khoảng 100 triệu người trên toàn cầu, đặc biệt tại Châu Âu. Vi khuẩn Yersinia pestis là nguyên nhân chính gây bệnh dịch hạch, mà chuột là trợ thủ đắc lực giúp con vi khuẩn này lan truyền khắp nơi. Bất cứ khi nào một con chuột bị nhiễm bệnh chết, bọ chét sẽ mang những vi khuẩn này đến vật chủ khác. Vật chủ tiếp theo thường là một loài gặm nhấm khác, tuy nhiên, nó cũng có thể là một con người. Các vi khuẩn Yersinia pestis phát triển mạnh trong các hạch bạch huyết gây sưng và tử vong cho người. Có nhiều loại bệnh dịch hạch; Bệnh dịch hạch viêm phổi, Bubonic và Septicemia.

Các triệu chứng của bệnh dịch hạch bao gồm ớn lạnh, sốt, sốc, đau hạch bạch huyết, cũng như mệt mỏi cực độ. Mặc dù gây tử vong cao, nhưng bệnh dịch hạch có thể điều trị được. Thuốc kháng sinh không kê đơn có thể chữa bệnh hiệu quả. Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất do phân chuột gây ra.

2. Hantavirus

Hantavirus xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 ở miền tây Hoa Kỳ. Loại virus nguy hại này lây truyền sang người khi bạn tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của chuột hoặc nước tiểu và phân của chúng, nếu trước đó chúng có tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh. Bụi có dính phân và nước tiểu của chuột cũng có thể truyền bệnh. Virus này xuất hiện đầu tiên sau ba đến bốn tuần bị nhiễm bệnh.

Hantavirus thường được đặc trưng bởi sốt, mệt mỏi nhẹ, và đau cơ đùi, lưng và hông. Nhận biết sớm bệnh có thể can thiệp y tế cấp tính để ngăn ngừa tử vong. Mặt khác, sự tiến triển của bệnh nếu không điều trị sớm dẫn đến hội chứng phổi do Hanta virus gây nên, và gây tử vong cho người. Hiện tại, không có thuốc chữa bệnh hoặc vắc-xin.

3. Tularemia

Bệnh sốt thỏ (Tularemia) gây ra bởi vi khuẩn Francisella tularensis mà chuột và một số loài côn trùng là tác nhân lây truyền cho người.

Bạn có thể nhiễm phải bệnh sốt thỏ thông qua việc tiếp xúc với chuột bởi tiếp xúc trực tiếp với da, lông, phân, nước tiểu, nước bọt. Nhiễm trùng sốt thỏ có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. May mắn thay, có thuốc kháng sinh để đối phó với bệnh này. Các triệu chứng của bệnh sốt thỏ thay đổi tùy thuộc vào cách bạn bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên, có một triệu chứng phổ biến, đó là sốt cực đoan lên tới 104F. Hình thức mạnh nhất và gây tử vong của Tularemia là nhiễm trùng viêm phổi. Các triệu chứng của nó bao gồm ho, đau ngực dữ dội và khó thở.

4. Lymphocytic Choriomeningitis

Lymphocytic Choriomeningitis là bệnh viêm màng não do virus LCMV lây truyền từ chuột gây ra. bạn có thể bị nhiễm bệnh này khi tiếp xúc với phân và lông chuột, nước tiểu hoặc nước bọt của chúng. Nguy cơ càng gia tăng vào mùa đông khi chuột xâm nhập vào nhà để tìm nơi ẩn nấp.

Nhiễm trùng bệnh này này có 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu bao gồm các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, sốt, ho, chán ăn, đau cơ và các cơn buồn nôn. Giai đoạn tiếp theo của bệnh nghiêm trọng hơn nhiều. Nó tổng hợp viêm màng não, viêm não và viêm màng não.

Điều tồi tệ hơn nữa, bệnh viêm màng não do chuột gây ra có thể được chuyển từ mẹ sang thai nhi trong thai kỳ. Nó có thể gây tử vong nếu nhiễm trùng xảy ra trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, ở người lớn, kết quả tồi tệ nhất thường là tác dụng thần kinh không thể đảo ngược nếu các triệu chứng không được điều trị. LCM là một trong những bệnh chuột phổ biến nhất trên thế giới.

5. Leptospirosis

Leptospirosis là bệnh cấp tính do xoắn khuẩn Leptospira gây ra, mà thủ phạm “rước” loại vi khuẩn này đến người là chuột. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới và nhưng giới hạn ở các vùng nhiệt đới. Người nhiễm bệnh Leptospirosis hầu như không có triệu chứng, việc phát hiện rất khó khăn.

Nhiễm trùng thường bị xảy ra khi một người đã ủ bệnh trong thời gian dài. Nguyên nhân mắc bệnh này là do ăn các thực phẩm bị ô nhiễm và tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, lượng vết có trong màng nhầy có thể khiến bệnh lây lan. Những màng này bao gồm các tuyến mũi và nước bọt trong miệng.

Câu hỏi thường gặp về chuột

1. Chuột cống truyền bệnh gì ?

Ngoại trừ bệnh Tularemia, hầu như các bệnh liệt kê ở trên đều được lây truyền bởi chuột cống. Lý do là chúng sống trong môi trường bẩn thiểu cùng chế độ ăn uống thiếu vệ sinh, khiến các loại vi khuẩn luôn tồn tại trong cơ thể chuột.

2. Chuột nhắt truyền bệnh gì ?

Chuột nhắt truyền tất cả các mầm bệnh kể cả Tularemia. Tuy nhiên, chuột nhắt thường sống trong nhà và ăn thực phẩm của con người nên khả năng mắc bệnh ít hơn chuột cống.

3. Chuột có mang bệnh dại không?

Trái với lời đồn, loài gặm nhấm này không mang bệnh dại. Cho đến nay, có rất ít bằng chứng cho thấy chuột mang mầm móng bệnh dại. Do đó, chúng không thể là nguồn gốc của căn bệnh này.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Sự sẵn có các kháng sinh mạnh mẽ là một cứu trợ quan trọng trong cuộc chiến chống lại loài gặm nhấm. Tuy nhiên, một số dịch bệnh lây truyền từ chuột cho đến nay vẫn chưa có vắc-xin như HantaVirus. Việc thiếu vắc-xin và khả năng phát hiện nhiễm trùng làm tăng nguy cơ tiềm ẩn.

Giữ cho không gian sống của bạn sạch sẽ và để chuột không tìm đến là cách bảo vệ tốt nhất trước những nguy cơ và rủi ro gây ra từ chúng. Nếu cảm thấy bất lực trước sự hoành hành của động vật này, hãy thử dùng thuốc diệt chuột sinh học Storm để kiểm soát số lượng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *