GIỚI THIỆU VỀ KIẾN BA KHOANG
Kiến Ba Khoang Là Gì?
Kiến ba khoang là một loài côn trùng thuộc họ Staphylinidae, với danh pháp khoa học: Paederus fuscipes Curtis. Chúng phân bố trên toàn thế giới, được biết đến khả năng gây kích ứng da bằng vết cắn nhiễm trùng. Tuy nhiên, Kiến ba khoang là một loài quan trọng đối với hệ sinh thái, giúp kiểm soát thiên địch, phân hủy rác thải và làm thức ăn cho động vật khác.
Phân Loại Khoa Học
- Ngành: Arthropoda (Chân khớp)
- Lớp: Insecta (Côn trùng)
- Bộ: Coleoptera (Bọ cánh cứng)
- Họ: Staphylinidae (Họ bọ hung)
- Chi: Paederus
Vòng Đời Phát Triển
Kiến ba khoang có chu kỳ phát triển gồm các giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Tùy vào điều kiện nhiệt độ cũng như nguồn thức ăn, mối đe dọa từ bên ngoài,… vòng đời của nó kéo dài khoảng 25 – 50 ngày.
- Trứng (4 – 19 ngày): Trứng được con cái đặt trong các khe nứt dưới mặt đất theo cụm. Thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7.
- Ấu trùng (6 – 36 ngày): Ấu trùng nở ra từ trứng, chúng tiêu thụ các loài côn trùng nhỏ hơn hoặc ăn xác động vật chết hoặc thực vật mục nát.
- Nhộng (5 – 12 ngày): Nhộng là thời gian nghỉ ngơi trước khi trưởng thành, chúng bao bọc thân thể trong một chiếc kén và không hoạt động.
- Trưởng thành: Con trưởng thành nở ra từ kén, có cánh và đầy đủ chức năng trên cơ thể.
Ý Nghĩa Tên Gọi
Theo sự đồng thuận chung, kiến ba khoang được đặt tên bởi cơ thể được chia thành 3 phần (khoang) riêng biệt bao gồm: đầu, ngực và bụng.
Và cũng cần lưu ý rằng, Kiến ba khoang thực chất không phải là một loài “Kiến” thông thường, mặc dù chúng được đặt tên là kiến. Loài côn trùng này chính xác là một loài bọ cánh cứng với cơ thể gần giống với loài kiến.
Tên gọi khác: kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong, …
Tên tiếng anh: Rove Beetle
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG KIẾN BA KHOANG
Kiến ba khoang có một số đặc điểm nhận dạng như sau:
- Hình dáng: dẹp, dài, đầu nhỏ, có râu, 6 chân
- Kích thước: dài 8 – 12mm, ngang 2 – 3mm
- Màu sắc: đen – đỏ cam xen kẽ
Hình Ảnh Kiến Ba Khoang
MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA KIẾN BA KHOANG
Kiến ba khoang là loài côn trùng có khả năng thích nghi tốt trong nhiều loại môi trường, chế độ dinh dưỡng ăn tạp và tập tính cạnh tranh khiến chúng trở thành một trong những loài kiên cường nhất hành tinh.
Môi Trường Ưa Thích Nhất
- Những nơi ẩm ướt và nhiều bóng râm
- Dưới lá cây, tảng đá hoặc trong các vỏ cây mục nát
- Gần nguồn nước như bờ sông, hồ, ao, suối
- Phổ biến nhất tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
Thói Quen Ăn Uống
Kiến ba khoang là một loài ăn tạp, chúng có thể tiêu thụ nhiều loài côn trùng nhỏ hơn để nuôi dưỡng cơ thể phát triển, bao gồm các loài:
- Rệp
- Rầy
- Ấu trùng nhỏ
- Chất hữu cơ phân hủy
Thời Gian Hoạt Động
Kiến ba khoang hoạt động chủ yếu vào ban đêm, thời điểm dễ dàng cho chúng săn mồi và ẩn náu khỏi kẻ thù.
TÁC HẠI CỦA KIẾN BA KHOANG
Kiến ba khoang thường được nhắc nhiều bởi những tác hại mà chúng gây ra hơn là những lợi ích mà chúng mang lại.
Đối Với Người
Kiến ba khoang có thể nguy hiểm với con người thông qua các vết cắn của chúng. Vết cắn của kiến ba khoang cực kỳ nguy hiểm, có thể gây kích ứng da, viêm da khiến vết thương bị phồng rộp, lở loét, bỏng rát và đau đớn cho nạn nhân.
Kiến ba khoang cũng rất thường xuyên vào nhà dân, đặc biệt là các căn hộ chung cư, nơi mà chúng theo gió bay đến. Điều này gây ra mối đe dọa đáng kể với những ai sống tại các tòa nhà cao tầng dễ là gặp phải vấn đề này.
Đối Với Tự Nhiên
Trong nông nghiệp, kiến ba khoang có vai trò hữu ích khi cung cấp khả năng kiểm soát các loài gây hại cho cây trồng. Nó được xem là thiên địch của một số côn trùng có hại như rầy, rệp và ấu trùng của các loài sâu bệnh khác.
CÁCH PHÒNG TRÁNH KIẾN BA KHOANG
Để phòng tránh bị kiến ba khoang đốt, bạn hãy thực hiện các biện pháp sau:
- Đóng chặt cửa sổ và cửa ra vào
- Lắp đặt cửa lưới thông minh để ngăn chặn côn trùng
- Sử dụng ánh sáng mờ để tránh thu hút kiến ba khoang
- Vệ sinh rác thải, loại bỏ chất hữu cơ để không tạo môi trường sống cho chúng
- Sử dụng các loại thuốc diệt kiến ba khoang như Fendona 10SC
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương bởi kiến ba khoang do chúng hiếu động và không phân biệt được mối nguy hiểm. Chính vì vậy hãy chủ động để bảo vệ trẻ bằng các phương pháp trên sẽ giúp ích rất nhiều, giảm nguy cơ điều trị y tế khi bị kiến ba khoang cắn.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Vết cắn hay vết đốt của kiến ba khoang chứa rất nhiều độc tố nó gây lở loét, nổi mủ, viêm, nhiễm trùng da rất nguy hiểm. Không những thế, khu vực bị tổn thương còn có thể lan rộng ra do Pederin, một chất độc mạnh nhanh chóng gây vết thương khi nó tiếp xúc với da người.
Kiến ba khoang không thực sự “đốt” giống như cách ong hoặc muỗi làm. Chúng tiết ra Pederin tiếp xúc với da gây ra các triệu chứng đỏ, sưng, ngứa ngáy, phồng rộp,…
Ngay khi bạn vừa bị nhiễm Pederin của kiến ba khoang hãy nhanh chóng làm những điều này:
- Bước 1: Rửa sạch vùng da bằng xà phòng và nước lạnh (không dùng nước nóng, phản tác dụng)
- Bước 2: Lau khô vùng da nhiễm trùng, không gãi hoặc tạo ma sát lên da
- Bước 3: Dùng kem trị ngứa Corticosteroid để giảm viêm và ngứa
- Bước 4: Chườm lạnh để giảm sưng và đau
- Bước 5: Theo dõi vết thương, nếu có dấu hiệu nghiêm trọng hơn cần đến cơ sở y tế để được điều trị
Lưu ý: khi bị kiến ba khoang cắn, không bôi bất kỳ loại thuốc nào không rõ nguồn gốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng và cách bạn điều trị y tế mà thời gian phục hồi có thể cần từ 1-2 tuần. Trong trường hợp vết thương nặng hơn có thể kéo dài đến 3 tuần hoặc lâu hơn.
Điều quan trọng bạn cần nhớ là:
- Dùng đúng thuốc bác sĩ kê và liều lượng đầy đủ
- Tăng cường hệ miễn dịch bản thân bằng cách uống nhiều nước, tập luyện nhẹ, ăn nhiều rau
- Chăm sóc, theo dõi vết thương, tránh để vết thương nghiêm trọng hơn
Có 5 sản phẩm thuốc bôi da rất tốt dùng khi bị kiến ba khoang cắn:
- Dung dịch Xanh Methylen 1%
- Thuốc bôi Hồ Nước
- Thuốc bôi Fucidin
- Thuốc Betadin
- Thuốc Milian
Kiến ba khoang thực chất là một loài bọ cánh cứng, mà bọ cánh cứng thì chắc chắc sẽ có cánh. Do đó, kiến ba khoang chỉ có thể vào nhà bạn bằng cách bay theo gió, có thể nó đến từ một bãi đất trống nào đó và vô tình bị gió cuốn đi.
Rất nhiều chung cư cao tầng gặp phải tình trạng kiến ba khoang, vì vậy bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế loài gây hại này.
KẾT LUẬN
Hi vọng thông qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ về kiến ba khoang, biết được đặc điểm, tập tính của chúng. Ngoài ra, Pesticide còn có nhiều bài viết về các loài côn trùng gây hại khác trong nhà mời bạn tham khảo:
- Ruồi Cống là gì? – Cách diệt ruồi Cống
- Gián Đức là gì? – Cách diệt gián Đức
- Ngài Vải là gì? – Cách diệt ngài Vải
- Rệp Giường là gì? – Cách diệt rệp Giường